Nguyên nhân chính khiến gà hay bị mắc bệnh là do người nuôi áp dụng phương pháp nuôi gà thả vườn. Bên cạnh đó, khí hậu nồm, ẩm của Việt Nam cũng là nguyên nhân phụ gây ra hiện tượng trên. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng, WIN88 sẽ tổng hợp các bệnh hay gặp ở gà và cách phòng tránh ngay trong bài này để bạn biết.
Tổng hợp các bệnh ở gà và cách phòng tránh
Muốn chữa trị đúng cách thì anh em cần phải biết rõ các biểu hiện của từng loại bệnh khác nhau. Nếu không, anh em sẽ nhầm lẫn thuốc và khiến gà không những không khoẻ mà còn bệnh nặng hơn. Sau đây là tất tần tật những căn bệnh, tác nhân hay gặp và cách phòng tránh bệnh khi chăn nuôi gà thả vườn.
Bệnh coryza
Hay còn được biết đến dưới cái tên là bệnh sổ mũi truyền nhiễm. Tác nhân chính gây ra bệnh đó chính là vi khuẩn Haemophilus paragallinarum. Đây là một trong số các bệnh hay gặp ở gà trên 2 tháng tuổi. Theo đó, chúng sẽ khiến gà bị chảy nước mũi liên tục, sưng phù mặt hay khó thở.
Từ đó, gà trở nên kén ăn và cho ít trứng hơn thực tế. Do tính nghiêm trọng của bệnh, anh em cần phải xây dựng chuồng trại kín gió và vệ sinh sạch sẽ. Nếu để chuồng lúc nào cũng hôi mùi khí độc H2S và NH3 thì vi khuẩn sẽ lây lan nhanh chóng. Để loại bỏ khí độc, anh em có thể phun thuốc sát trùng khoảng 2 lần/ tháng.
Tổng hợp các bệnh hay gặp ở gà
Nếu dịch đã bùng phát nghiêm trọng và gà chết quá nhiều thì anh em cần phải ngay lập tức cách ly đàn. Sau đó, hãy nhờ đến sự trợ giúp của các cán bộ y tế địa phương để có cách điều trị sao cho phù hợp. Thông thường, các cán bộ thường sẽ sử dụng các kháng sinh Moxcolis, Amoxy, Nexymix cho gà.
Bệnh thương hàn
Là một trong những bệnh hay gặp ở gà 8-10 ngày tuổi. Biểu hiện đầu tiên của gà mắc bệnh này đó là ủ rũ, khô chân, và kén ăn. Đặc biệt, khi quan sát hậu môn của gà, ta có thể thấy rõ chất nhầy dinh dính. Điều đó khiến không ít con gà khó chịu và đẻ trứng không đạt chất lượng.
Cách duy nhất để chủ nuôi loại bỏ tác nhân Salmonella gây bệnh hay gặp ở gà đó là phun dung dịch Nano Bạc khoảng 3 lần/ tháng. Đặc biệt, để vi khuẩn không phát triển, anh em có thể thêm Mega Men vào mỗi bữa ăn cho gà. Nếu phát hiện bệnh nặng, chủ nuôi nên dùng chất điện giải như Amilyte hoặc Unisol 500 để pha loãng với nước.
Bệnh Marek
Hay còn được biết đến với cái tên là bệnh u gan, phổi hay nội tạng. Được biết, bệnh hay gặp ở gà này là do vi khuẩn Herpes gây ra. Herpes khiến nội tạng của gà đầy rẫy những khối u lớn. Chúng đè mạnh vào dây thần kinh và gây liệt chân, mù mắt. Thậm chí, nhiều con bệnh nặng còn chết khô người và 2 chân duỗi hai hướng.
Marek là một trong những bệnh hay gặp ở gà
Để bệnh không lây lan, anh em cũng sử dụng phun thuốc như 2 bệnh trên. Thậm chí, anh em có thể dùng vôi và tách đàn khi gà có các biểu hiện như trên. Rất tiếc, đây chỉ là cách giảm thiểu thiệt hại vì bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị.
Bệnh viêm ruột hoại tử
Nếu bỗng 1 ngày, bạn phát hiện gà của mình đi ngoài dính máu thì hãy nghĩ ngay đến trường hợp này. Đây là bệnh hay gặp ở gà bị nhiễm vi khuẩn Clostridium perfringens nhóm A, C. Chúng khiến gà có cảm giác chán ăn và có thể chết bất cứ lúc nào. Ngoài máu, phân của gà cũng lẫn chất nhầy và có màu vàng, trắng.
Nhiều người thường chủ quan và chỉ dùng thuốc tiêu chảy. Sau đó, khi thấy tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, họ mới tìm đến y bác sĩ. Từ đây, gà đã bị viêm nặng và phải dùng đến Linco 25%, Chlotetra và Sulfatrimix. Thế nên, khi thấy bệnh hay gặp ở gà này, anh em phải mau chóng tìm ra cách đối phó.
Để hạn chế bệnh, người nuôi có thể tách đàn và thường xuyên vệ sinh chuồng. Bụi bẩn và vi khuẩn từ phân có thể khiến gà nhiễm bệnh. Đặc biệt, định kỳ, anh em nên tiêm vaccine cho gà và phun thuốc khử trùng với Nano Bạc và Megacid L.
Tìm hiểu các bệnh hay gặp ở gà
Giống như bệnh Marek kể trên, bệnh viêm ruột hoại tử cũng vẫn chưa có thuốc đặc trị. Thế nên, các thành phần thuốc ở trên chỉ có tác dụng ngăn ngừa, giảm bớt sự phát triển của vi khuẩn mà thôi. Nếu duy trì trong vòng từ 3-5 ngày, anh em sẽ thấy thuốc phát huy tác dụng.
Bệnh Gumboro
Hay còn được gọi là bệnh viêm túi huyệt. Được biết, tác nhân gây bệnh là một trong các virus thuộc họ Birnaviridae. Biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh hay gặp ở gà này đó là gà chết ngay khi mắc bệnh khoảng 2 ngày. Trước đó, chúng chán ăn, ủ rũ và hay xù lông. Thậm chí, có con còn đi ngoài có máu và phải cắn và tự cắn vào hậu môn mình để tự tử.
Về cơ bản, anh em có thể hạn chế vi khuẩn trên bằng cách vệ sinh với dung dịch Nano Bạc. Sau đó, khi phát hiện bệnh, nếu được chữa trị sớm, gà có thể hồi phục trở lại. Thông thường, khi thấy bệnh hay gặp ở gà này, bác sĩ sẽ dùng K+ Glucose, Paracetamol vitamin C để hệ miễn dịch của gà hoạt động mạnh.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp các bệnh hay gặp ở gà và cách phòng tránh. Hi vọng thông qua bài viết này, anh em đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăn nuôi gà đúng cách. Từ đấy, anh em sẽ thu được nhiều lợi nhuận và ngày càng thành công hơn trong lĩnh vực đá gà.